PDA

View Full Version : Seraphin – Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Việt Nam


davidminhtang
16-04-2013, 09:34 AM
<a href="http://thuvienmoitruong.vn/wp-content/uploads/2012/03/C%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-r%C3%A1c-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam.jpg" target="_blank"><img src="http://thuvienmoitruong.vn/wp-content/uploads/2012/03/C%C3%B4ng-ngh%E1%BB%87-x%E1%BB%AD-l%C3%BD-r%C3%A1c-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam.jpg" border="0" alt=""></a>Hình minh họa (Nguồn: Internet)<br>
<br>
<b>Rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố lớn chủ yếu được xử lý thô sơ bằng cách vùi tại các bãi chôn lấp, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước ngầm. Căn cứ vào thực tế đó, tập thể các nhà khoa học thuộc Công ty cổ phần Công nghệ môi trường xanh đã tự nghiên cứu và phát triển thành công công nghệ xử lý rác mang tên Seraphin, phù hợp với đặc điểm rác thải Việt Nam là không được phân loại từ đầu nguồn.</b> Công nghệ Seraphin đã được nghiên cứu trong 5 năm và được ứng dụng cách đây 18 tháng dưới dạng nhà máy xử lý rác thí điểm ở Ninh Thuận với công suất 150 tấn/ngày. Chi phí xây dựng là 20 tỷ đồng. Có thể tóm tắt quá trình xử lý rác thải như sau: Ban đầu rác từ khu dân cư được đưa tới nhà máy và đổ xuống nhà tập kết nơi có hệ thống phun vi sinh khử mùi cũng như ozone diệt vi sinh vật độc hại. Tiếp đến, băng tải sẽ chuyển rác tới máy xé bông để phá vỡ mọi loại bao gói. Rác tiếp tục đi qua hệ thống tuyển từ (hút sắt thép và các kim loại khác) rồi lọt xuống sàng lồng.<br>
Sàng lồng có nhiệm vụ tách chất thải mềm, dễ phân huỷ, chuyển rác vô cơ (kể cả bao nhựa) tới máy vò và rác hữu cơ tới máy cắt. Trong quá trình vận chuyển này, một chủng vi sinh ASC đặc biệt, được phun vào rác hữu cơ nhằm khử mùi hôi, làm chúng phân huỷ nhanh và diệt một số tác nhân độc hại. Sau đó, rác hữu cơ được đưa vào buồng ủ trong thời gian 7-10 ngày. Buồng ủ có chứa một chủng vi sinh khác làm rác phân huỷ nhanh cũng như tiếp tục khử vi khuẩn. Rác biến thành phân khi được đưa ra khỏi nhà ủ, tới hệ thống nghiền và sàng. Phân trên sàng được bổ sung một chủng vi sinh đặc biệt nhằm cải tạo đất và bón cho nhiều loại cây trồng, thay thế trên 50% phân hoá học. Phân dưới sàng tiếp tục được đưa vào nhà ủ trong thời gian 7-10 ngày. Do lượng rác vô cơ khá lớn nên các nhà khoa học tại Công ty tiếp tục phát triển hệ thống xử lý phế thải trơ và dẻo, tạo ra một dây chuyền xử lý rác khép kín. Phế thải trơ và dẻo đi qua hệ thống sấy khô và tách lọc bụi tro gạch. Sản phẩm thu được ở giai đoạn này là phế thải dẻo sạch. Chúng tiếp tục đi qua tổ hợp băm cắt, phối trộn, sơ chế, gia nhiệt bảo tồn rồi qua hệ thống thiết bị định hình áp lực cao. Thành phẩm cuối cùng là ống cống panel, cọc gia cố nền móng, ván sàn, cốp pha, gạch bloc… Cứ 1 tấn rác đưa vào nhà máy, thành phẩm sẽ là 300-350 kg seraphin (chất thải vô cơ không huỷ được) và 250-300kg phân vi sinh. Loại phân này hiện đã được bán trên thị trường với giá 500 đồng/kg. Hiện công ty đang làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác Thuỵ Phương tại thành phố Huế với công xuất 150 tấn/ngày, chi phí xây dựng 30 tỷ đồng. Theo dự kiến, nhà máy sẽ đi vào vận hành trong tháng 11 tới. Một nhà máy khác mang tên Đông Vinh tại thành phố Vinh với công suất xử lý 200 tấn/ngày cũng sẽ được hoàn tất vào tháng 12 với chi phí xây dựng khoảng 45 tỷ. Chi phí xây dựng một nhà máy xử lý rác sinh hoạt sử dụng công nghệ seraphin rẻ hơn nhiều so với các giải pháp xử lý rác nhập ngoại. Như vậy, qua các công đoạn tách lọc – tái chế, công nghệ seraphin làm cho rác thải sinh hoạt được chế biến gần 100% trở thành phân bón hữu cơ vi sinh, vật liệu xây dựng, vật liệu sản xuất đồ dân dụng, vật liệu cho công nghiệp. Các sản phẩm này đã được cơ quan chức năng, trong đó có Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng kiểm định và đánh giá là hoàn toàn đảm bảo về mặt vệ sinh và thân thiện môi trường. Với công nghệ seraphin, Việt Nam có thể xoá bỏ khoảng 52 bãi rác lớn, thu hồi đất bãi rác để sử dụng cho các mục đích xã hội tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, để tạo điều kiện dễ dàng hơn trong khâu xử lý rác thải sinh hoạt, công ty vệ sinh môi trường đô thị tại các tỉnh, thành phố cần vận động, hướng dẫn người dân phân loại rác sinh hoạt ngay từ đầu – điều mà các nước phát triển đã làm từ hàng chục năm qua. <i>Nguồn: VietNamNet</i>