tung
16-04-2013, 09:34 AM
<b><i>Nhà máy Chế biến quặng đá kim của Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Khai thác khoáng sản Hòa Bình THT được Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình cấp phép đầu tư xây dựng từ năm 2007, địa điểm tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn (Hòa Bình). Sau khi được cấp phép, Công ty đã thực hiện các bước triển khai xây dựng, đến năm 2009 thì bắt đầu đi vào vận hành thử nghiệm hoạt động của dây chuyền, máy móc tuyển quặng.</i></b><br>
Tuy nhiên đến tháng 9/2011, Nhà máy buộc phải dừng hoạt động vì sự cố tràn nước thải ra bên ngoài môi trường xung quanh, gây chết cá trước ao của Công ty. Một số hộ dân xung quanh khu vực Nhà máy nghi ngại nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của cộng đồng dân cư nên mấy tháng qua, nhiều người dân ở xóm Rụt phải đi mua nước ở nơi khác về sử dụng. Mặt khác vì thấy cá chết trắng mặt ao và lo ngại trước sự việc có thể tiếp diễn, người dân xóm Rụt đã lập barie chắn trước cổng nhà máy, mục đích ngăn chặn việc chất thải độc hại rò rỉ ra ngoài. Bà Hoàng Thị Cúc, người dân xóm Rụt cho biết, do lo sợ trước việc ô nhiễm, nhà tôi không dùng nước giếng để ăn uống, phải đi xin nước ăn cách xa nhà hàng cây số. Có nhà cẩn thận còn dùng máy lọc nước xử lý, còn tắm giặt thì phải dùng nước bị ô nhiễm.<br>
Nhằm phân tích, đánh giá mức độ và sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất của Nhà máy và những bức xúc của bà con nhân dân trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Công ty cổ phần Kỹ thuật và Phân tích môi trường đã đến địa bàn lấy mẫu nước, đất để phân tích, đánh giá làm cơ sở kết luận. Theo đó, thì chỉ tiêu về Asen được lấy trong mẫu bùn tại ao và khu vực để vỏ đựng hóa chất mà Công ty được phép sử dụng đã vượt giới hạn cho phép từ 20-30 lần. Ngoài ra, Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Hòa Bình THT cũng đã vi phạm trong việc đưa công trình vào vận hành chạy thử nghiệm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Cùng với đó, Công ty cũng đã không báo cáo và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường và hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường theo quy định, đã thải vào nước, đất (mặc dù là trong khuôn viên của Nhà máy) các loại hóa chất độc hại, chất gây ô nhiễm.<br>
Trước những phản ứng của bà con nhân dân trên địa bàn về hiện tượng cá chết và ô nhiễm nguồn nước, chính quyền địa phương và Công ty đã phối hợp, tổ chức họp đối thoại với nhân dân để tìm phương án giải quyết hợp lý. Theo đó, Công ty hứa sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ dân bị thiệt hại từ 200-600 nghìn đồng và sẽ tạo nguồn nước sạch để cho nhân dân sinh hoạt. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đề nghị Công ty có báo cáo việc hoàn thiện và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm dây chuyền tuyển quặng và các hạng mục công trình xử lý môi trường, hồ sơ thiết kế chi tiết các công trình xử lý môi trường theo quy định.<br>
<div style="text-align: right;"><div style="text-align: right;"><b>Nguyễn Quốc Trị</b><br>
</div></div>
Tuy nhiên đến tháng 9/2011, Nhà máy buộc phải dừng hoạt động vì sự cố tràn nước thải ra bên ngoài môi trường xung quanh, gây chết cá trước ao của Công ty. Một số hộ dân xung quanh khu vực Nhà máy nghi ngại nguồn nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và sức khỏe của cộng đồng dân cư nên mấy tháng qua, nhiều người dân ở xóm Rụt phải đi mua nước ở nơi khác về sử dụng. Mặt khác vì thấy cá chết trắng mặt ao và lo ngại trước sự việc có thể tiếp diễn, người dân xóm Rụt đã lập barie chắn trước cổng nhà máy, mục đích ngăn chặn việc chất thải độc hại rò rỉ ra ngoài. Bà Hoàng Thị Cúc, người dân xóm Rụt cho biết, do lo sợ trước việc ô nhiễm, nhà tôi không dùng nước giếng để ăn uống, phải đi xin nước ăn cách xa nhà hàng cây số. Có nhà cẩn thận còn dùng máy lọc nước xử lý, còn tắm giặt thì phải dùng nước bị ô nhiễm.<br>
Nhằm phân tích, đánh giá mức độ và sự ảnh hưởng đến môi trường xung quanh đối với hoạt động sản xuất của Nhà máy và những bức xúc của bà con nhân dân trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và Công ty cổ phần Kỹ thuật và Phân tích môi trường đã đến địa bàn lấy mẫu nước, đất để phân tích, đánh giá làm cơ sở kết luận. Theo đó, thì chỉ tiêu về Asen được lấy trong mẫu bùn tại ao và khu vực để vỏ đựng hóa chất mà Công ty được phép sử dụng đã vượt giới hạn cho phép từ 20-30 lần. Ngoài ra, Công ty TNHH Khai thác khoáng sản Hòa Bình THT cũng đã vi phạm trong việc đưa công trình vào vận hành chạy thử nghiệm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Cùng với đó, Công ty cũng đã không báo cáo và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường và hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường theo quy định, đã thải vào nước, đất (mặc dù là trong khuôn viên của Nhà máy) các loại hóa chất độc hại, chất gây ô nhiễm.<br>
Trước những phản ứng của bà con nhân dân trên địa bàn về hiện tượng cá chết và ô nhiễm nguồn nước, chính quyền địa phương và Công ty đã phối hợp, tổ chức họp đối thoại với nhân dân để tìm phương án giải quyết hợp lý. Theo đó, Công ty hứa sẽ hỗ trợ cho mỗi hộ dân bị thiệt hại từ 200-600 nghìn đồng và sẽ tạo nguồn nước sạch để cho nhân dân sinh hoạt. Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình đề nghị Công ty có báo cáo việc hoàn thiện và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm dây chuyền tuyển quặng và các hạng mục công trình xử lý môi trường, hồ sơ thiết kế chi tiết các công trình xử lý môi trường theo quy định.<br>
<div style="text-align: right;"><div style="text-align: right;"><b>Nguyễn Quốc Trị</b><br>
</div></div>