coso_ngocthach
16-04-2013, 09:36 AM
<font color="#000000">Đánh giá</font><br>
<br>
<br>
<br>
Trong quá trình phát triển, các xí nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, nhận chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, việc phát triển này làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ra hậu quả xấu tới môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là việc làm quan trọng và thiết yếu trong vấn đề bảo vệ môi trường.<br>
<b>Thành phần nước thải công nghiệp:</b><br>
Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh và nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của toàn bộ nhân viên làm việc tại Khu công nghiệp. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các chỉ tiêu BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh.<br>
Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Tính chất đặc trưng của nước thải được chia theo đặc thù của từng loại hình sản xuất. <br>
- <i>Đối với các ngành may mặc</i>: Thành phần nước thải thường chứa các chất gây ô nhiễm như: chất hữu cơ khó phân hủy, chất hoạt động bề mặt, hóa chất tẩy, các chất rắn lơ lửng và màu ở một số ngành may có công đoạn nhuộm. <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy sản</i>: Thành phần nước thải thường chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh. <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại</i>: Thành phần nước thải thường chứa: Axit hoặc kiềm, chất hữu cơ khó phân hủy, các chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, hóa chất sử dụng,… <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất sơn, hóa chất</i>: Thành phần nước thải thường chứa: các chất rắn lơ lửng, màu, kim loại nặng, hóa chất đặc thù, chất dinh dưỡng (N, P), phenol, dầu mỡ khoáng,… <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất sản phẩm nhựa</i>: Thành phần nước thải thường chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy, các chất vô cơ,… <br>
- <i>Đối với ngành sản xuất chất phụ gia, thức ăn gia súc, chế phẩm sinh học,…</i> Thành phần nước thải thường chứa các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, amoni, sunfua,… <br>
- <i>Đối với ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa nông dược:</i> Nước thải thường chứa các chất: lân hữu cơ, Clo hữu cơ, phenol,… <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất khác</i>: Nước thải từ các ngành in ấn, bao bì, đóng gói,…thường chứa các chất rắn lơ lửng, các chất thành phần và dầu mỡ khoáng. <br>
<b>Sơ đồ quy trình công nghệ:</b><br>
<img src="http://viet-tech.net/wp-content/uploads/image/xu-ly-nuoc/xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep.png" border="0" alt=""><br>
<b>Thuyết minh quy trình</b><br>
Nước thải đầu tiên sẽ qua song chắn rác nhằm loại bỏ các loại cặn, rác có kích thước lớn, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau, đồng thời làm hạn chế việc ảnh hưởng và hư hại bơm. Nước thải sau khi qua song chắn rác được tập trung tại hố thu, tại đây nước thải được bơm lên bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống khuấy trộn làm cho nồng độ nước thải được ổn định. Nước thải sau bể điều hòa được bơm vào bể phản ứng, tại đây liều lượng phèn được châm vào bể tạo môi trường pH thích hợp cho phản ứng keo tụ xảy ra. Nước thải và hóa chất phản ứng sau khi được hòa trộn sẽ được đưa sang bể keo tụ, tạo bông. Bể này có tác dụng hoàn thành hết quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính của các hạt keo và cặn bẩn trong nước. Các bông cặn kết dính tại bể keo tụ sẽ được lắng tại bể sơ cấp, đồng thời trong quá trình lắng các bông cặn sẽ kéo theo các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ hơn rơi xuống đáy. Nước thải từ bể lắng sơ cấp được bơm qua bể anoxic (xử lý thiếu khí) để khử chất dinh dưỡng trong nước thải, sau đó được tiếp tục xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí tại bể Aeroten. Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được bơm qua bể lắng bùn hoạt tính. Phần nước trong sau lắng sẽ tự chảy theo ống dẫn qua hố thu nước sau lắng và sau đó được bơm qua hệ thống lọc áp lực. Bể lọc áp lực có tác dụng xử lý triệt để chất hữu cơ và vi sinh vật ở dạng chất rắn lơ lửng còn lại trong nước thải. Tại bể khử trùng, sử dụng NaOCl dạng lỏng, với ưu điểm là tính diệt khuẩn cao, giá thành rẻ. Nước thải sau khử trùng sẽ tự chảy ra hồ hoàn thiện. Hồ hoàn thiện có chức năng dự trữ nước cho tưới cây vào mùa nắng hoặc điều hòa lưu lượng trước khi xã ra nguồn tiếp nhận, đồng thới nước tại đây còn sử dụng cho mục đích rữa lọc. Trong quy trình xử lý, bùn sinh ra từ bể lắng một phần được tuần hoàn trở lại bể Aeroten và bể Anoxic, phần còn lại đưa vào bể chứa bùn để lắng một phần nước, sau đó đưa ra sân phơi bùn để tách nước rồi lưu giữ tại kho chứa bùn khô trong thời gian chờ đơn vị chức năng thu gom.
<br>
<br>
<br>
Trong quá trình phát triển, các xí nghiệp công nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã có nhiều đóng góp quan trọng vào những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, nhận chuyển giao công nghệ mới, đẩy mạnh sản xuất tăng nguồn hàng xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, việc phát triển này làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nếu không được giải quyết kịp thời thì có thể gây ra hậu quả xấu tới môi trường và tác động tiêu cực đến sức khỏe của cộng đồng dân cư. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là việc làm quan trọng và thiết yếu trong vấn đề bảo vệ môi trường.<br>
<b>Thành phần nước thải công nghiệp:</b><br>
Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh và nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của toàn bộ nhân viên làm việc tại Khu công nghiệp. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các chỉ tiêu BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh.<br>
Nước thải sản xuất phát sinh từ quá trình hoạt động của các doanh nghiệp. Tính chất đặc trưng của nước thải được chia theo đặc thù của từng loại hình sản xuất. <br>
- <i>Đối với các ngành may mặc</i>: Thành phần nước thải thường chứa các chất gây ô nhiễm như: chất hữu cơ khó phân hủy, chất hoạt động bề mặt, hóa chất tẩy, các chất rắn lơ lửng và màu ở một số ngành may có công đoạn nhuộm. <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến thủy sản</i>: Thành phần nước thải thường chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng và vi khuẩn gây bệnh. <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại</i>: Thành phần nước thải thường chứa: Axit hoặc kiềm, chất hữu cơ khó phân hủy, các chất rắn lơ lửng, kim loại nặng, dầu mỡ khoáng, hóa chất sử dụng,… <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất sơn, hóa chất</i>: Thành phần nước thải thường chứa: các chất rắn lơ lửng, màu, kim loại nặng, hóa chất đặc thù, chất dinh dưỡng (N, P), phenol, dầu mỡ khoáng,… <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất sản phẩm nhựa</i>: Thành phần nước thải thường chứa chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ khó phân hủy, các chất vô cơ,… <br>
- <i>Đối với ngành sản xuất chất phụ gia, thức ăn gia súc, chế phẩm sinh học,…</i> Thành phần nước thải thường chứa các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, amoni, sunfua,… <br>
- <i>Đối với ngành sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hóa nông dược:</i> Nước thải thường chứa các chất: lân hữu cơ, Clo hữu cơ, phenol,… <br>
- <i>Đối với các ngành sản xuất khác</i>: Nước thải từ các ngành in ấn, bao bì, đóng gói,…thường chứa các chất rắn lơ lửng, các chất thành phần và dầu mỡ khoáng. <br>
<b>Sơ đồ quy trình công nghệ:</b><br>
<img src="http://viet-tech.net/wp-content/uploads/image/xu-ly-nuoc/xu-ly-nuoc-thai-cong-nghiep.png" border="0" alt=""><br>
<b>Thuyết minh quy trình</b><br>
Nước thải đầu tiên sẽ qua song chắn rác nhằm loại bỏ các loại cặn, rác có kích thước lớn, điều này sẽ giúp tăng hiệu quả xử lý cho các công trình phía sau, đồng thời làm hạn chế việc ảnh hưởng và hư hại bơm. Nước thải sau khi qua song chắn rác được tập trung tại hố thu, tại đây nước thải được bơm lên bể điều hòa để điều hòa lưu lượng, trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống khuấy trộn làm cho nồng độ nước thải được ổn định. Nước thải sau bể điều hòa được bơm vào bể phản ứng, tại đây liều lượng phèn được châm vào bể tạo môi trường pH thích hợp cho phản ứng keo tụ xảy ra. Nước thải và hóa chất phản ứng sau khi được hòa trộn sẽ được đưa sang bể keo tụ, tạo bông. Bể này có tác dụng hoàn thành hết quá trình keo tụ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính của các hạt keo và cặn bẩn trong nước. Các bông cặn kết dính tại bể keo tụ sẽ được lắng tại bể sơ cấp, đồng thời trong quá trình lắng các bông cặn sẽ kéo theo các hạt cặn lơ lửng có kích thước nhỏ hơn rơi xuống đáy. Nước thải từ bể lắng sơ cấp được bơm qua bể anoxic (xử lý thiếu khí) để khử chất dinh dưỡng trong nước thải, sau đó được tiếp tục xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí tại bể Aeroten. Nước thải từ bể sinh học hiếu khí được bơm qua bể lắng bùn hoạt tính. Phần nước trong sau lắng sẽ tự chảy theo ống dẫn qua hố thu nước sau lắng và sau đó được bơm qua hệ thống lọc áp lực. Bể lọc áp lực có tác dụng xử lý triệt để chất hữu cơ và vi sinh vật ở dạng chất rắn lơ lửng còn lại trong nước thải. Tại bể khử trùng, sử dụng NaOCl dạng lỏng, với ưu điểm là tính diệt khuẩn cao, giá thành rẻ. Nước thải sau khử trùng sẽ tự chảy ra hồ hoàn thiện. Hồ hoàn thiện có chức năng dự trữ nước cho tưới cây vào mùa nắng hoặc điều hòa lưu lượng trước khi xã ra nguồn tiếp nhận, đồng thới nước tại đây còn sử dụng cho mục đích rữa lọc. Trong quy trình xử lý, bùn sinh ra từ bể lắng một phần được tuần hoàn trở lại bể Aeroten và bể Anoxic, phần còn lại đưa vào bể chứa bùn để lắng một phần nước, sau đó đưa ra sân phơi bùn để tách nước rồi lưu giữ tại kho chứa bùn khô trong thời gian chờ đơn vị chức năng thu gom.